Gạo lứt huyết rồng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Vậy câu hỏi được đặt ra là người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng hay không? Những lưu ý khi ăn cơm lứt huyết rồng là gì? Hãy cùng Thiên Nhiên Việt giải đáp những câu hỏi này trong bài viết sau.

Thành phần dinh dưỡng chính trong gạo lứt huyết rồng
Gạo lứt huyết rồng chính là loại gạo được xay sơ qua, chỉ loại bỏ phần vỏ trấu cứng bên ngoài mà vẫn giữ được phần cám giàu chất dinh dưỡng ở quanh hạt gạo. Vì vậy mà gạo lứt huyết rồng có màu đỏ nâu rất đặc trưng và bắt mắt.
- Gạo lứt huyết rồng có chứa thành phần dinh dưỡng cao, bao gồm chất đạm, chất xơ, chất béo cùng nhiều vitamin thiết yếu như là: K, B1, B2, B3, B5, B6, và nhiều nguyên tố vi lượng như: kẽm, sắt, mangan, magie, photpho, acid PABA, folic và phytic… Trong đó:
- Lượng lớn vitamin, chất đạm, chất xơ và đường bột có tác dụng trong việc bồi bổ và tăng sức đề kháng, đặc biệt là những người vừa ốm dậy, có sức khỏe yếu, trẻ em cần nhiều dinh dưỡng để phát triển,…
- Đồng thời, lượng chất xơ, omega cùng hàm lượng đường thấp phù hợp với người bị tiểu đường, bệnh nhân ung thư, người ăn kiêng.
- Màu nâu đỏ của gạo lứt huyết rồng có khả năng chuyển đổi carbohydrate, protein cũng như chất béo thành dạng năng lượng sử dụng cho cơ thể. Ngoài ra, gạo lứt huyết rồng còn chứa chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư và giảm nguy cơ đột quỵ.

Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không?
Vậy người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng hay không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với gạo lứt nói chung và gạo lứt huyết rồng nói riêng có chỉ số đường huyết ở mức thấp, nên rất tốt cho người bệnh mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là dạng tiểu đường type 2.
Nếu người bệnh ăn gạo lứt huyết rồng đúng cách, đều đặn sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường nạp vào cơ thể. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị cho người bệnh bị đái tháo đường.
Đặc biệt, thành phần vi chất magie trong gạo lứt huyết rồng có khả năng cải thiện hoạt động của hormone insulin, từ đó ngăn chặn được lượng insulin thừa di chuyển vào máu. Do đó điều này rất tốt với người đang điều trị tiểu đường hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt huyết rồng đối với người tiểu đường
Theo nghiên cứu cho thấy chỉ số đường huyết ở gạo lứt huyết rồng chỉ dao động từ 56- 69. Đây được xem là mức đường huyết trung bình và ổn định với bệnh nhân bị tiểu đường.

Vì vậy có thể nói gạo lứt huyết rồng sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần biết ăn gạo lứt huyết rồng đúng cách để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Dưới đây Thiên Nhiên Việt sẽ chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt huyết rồng cho người tiểu đường:
- Cần phân biệt giữa gạo lứt huyết rồng và gạo huyết rồng vì hai loại gạo này hoàn toàn khác nhau và có tác dụng khác nhau đối với người bị tiểu đường. Trong đó, gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết cao nên ăn càng nhiều thì bệnh tiểu đường càng trở nặng.
- Ăn gạo lứt huyết rồng cần nhai chậm và nhai kỹ để tiêu hóa tốt hơn. Tránh gây cảm giác khó tiêu, nặng bụng, dạ dày phải co bóp và làm việc quá nhiều.
- Nên ngâm gạo lứt huyết rồng trước khi nấu ăn, để khi nấu sẽ không bị khô và cơm được thơm ngon hơn.
- Không nên ăn gạo lứt huyết rồng thường xuyên và ăn trong khoảng thời gian quá dài vì có thể khiến cho cơ thể thiếu chất trầm trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn gạo lứt huyết rồng khoảng 2 – 3 lần/tuần thay thế gạo trắng.
- Nên chế biến gạo lứt huyết rồng thành nhiều món ăn khác nhau như mì gạo lứt, bún gạo lứt, sữa gạo lứt, nước trà gạo lứt,… để tránh cảm giác nhàm chán, ngán khi ăn gạo lứt huyết rồng.
Trên đây chính là giải đáp thắc mắc người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không? Thiên Nhiên Việt hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thể kiến thức để có thể xây dựng cho người bệnh một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng và đem lại hiệu quả cao.